Vải phủ hóa chất chống cháy |
Ngoài ra lọai vải này cũng có thể bị cháy hủy khi tiếp xúc với lửa hoặc nhiệt độ cao trong thời gian đủ lâu. Mục đích của vải chậm cháy là làm giảm sự cháy lan tràn của lửa, chứ không nhằm mục đích không bị cháy hủy trong lửa. Chúng ta có thể dùng các loại sợi thiên nhiên để sản xuất ra loại vải chậm cháy. Thí dụ như cotton có thể tẩm hóa chất để giảm khả năng bị bốc lửa quá nhanh. Hóa chất sẽ phản ứng với chất khí và nhựa do vải cháy thải ra. Khi hóa chất phản ứng chúng biến vải thành than, thay vì cháy bùng lên. Các loại vải được sản xuất nhằm mục đích chống cháy ngay từ đầu sẽ chịu nhiệt, lửa tốt hơn các loại được dùng hóa chất phủ lên sau đó. Loại vải này sẽ mất khả năng chậm cháy sau một thời gian, đặc biệt khi chúng được giặt giũ nhiều lần. Một thí dụ điển hình cho việc áp dụng vải chậm cháy là các loại quần áo cho người cứu hỏa. Quần áo này được sản xuất từ loại vải chậm cháy tốt nhất mà chúng ta biết đến, bao gồm cả các phát minh mới là tạo khả năng chậm cháy trong cấu trúc của sợi vải. Loại vải này không chỉ chịu được lửa mà còn không bị biến thành than hoặc chảy ra khi va chạm với lửa và nhiệt độ cao. Ngoài ra loại vảy này còn có khả năng cách nhiệt tốt để bảo vệ người cứu hỏa khi đến gần nguồn lửa với nhiệt độ quá cao. Sản xuất sản phẩm chống cháy: - Phụ giá chống cháy: được trộn chúng vào nguyên liệu khi sản xuất sản phẩm - Chất chống cháy phản ứng: là thành phần của chính sản phẩm - Chính sản phẩm có khả năng chống cháy - Phủ bề mặt: bề mặt sản phẩm được phủ chất chống cháy Phân loại và số lượng sản xuất trên toàn thế giới - 50% chất chống cháy có gốc vô cơ - 25% chất chống cháy có thành phần halogen (bromine, chlorine) - 20% chất chống cháy gốc organophosphor (có thể có bromine vả chlorine) - 5% chất chống cháy có gốc nitrogen Hàm lượng chất chống cháy trong các loại nhựa Polymer Thành phần [%] Chất chống cháy Polystyrol foam 0,8–4 HBCD HIPS 11–15 DecaBDE, brominated Polystyrol Epoxid Resin 19–33 TBBPA Polyamide 13–16 DecaBDE, brominated Polystyrol Polyolefine 5–8 DecaBDE, Propylendibromstyrol Polyurethan 10–18 PentaBDE, TBBPA-Ester Polyethylenterephthalat 8–11 Brominated Polystyrol, TBBPA-Derivat unsaturated Polyester 13–28 TBBPA Polycarbonate 4–6 Brominated Polystyrol, TBBPA-Derivat Styrol-Copolymere 12–15 OctaBDE, brominated Polystyrol |
Tweet |